Các điện thoại chạy Android như Samsung, LG, Nokia,... hay kể cả các thiết bị Iphone chạy IOS cũng đều có kho ứng dụng khổng lồ để cho người dùng tìm kiếm và cài đặt những ứng dụng mình yêu thích.
Mặc dù hệ điều hành IOS với AppStore luôn đem đến chất lượng ứng dụng tốt hơn và ít ứng dụng rác hơn hệ điều hành Android, nhưng cả 2 nền tảng này luôn tồn tại những ứng dụng vô bổ...thậm chí còn khai thác thông tin người dùng. Do vậy nếu nhìn thấy những loại ứng dụng dưới đây thì tốt nhất bạn không nên cài hoặc gỡ cài đặt ngay lập tức.
1. Các game miễn phí
Có thể nói game là thể loại giải trí được rất đông người sử dụng, nó không chỉ đêm đến cảm giác thoải mái sau những buổi làm việc mệt mỏi mà còn giúp "tăng độ thân mật" giữa các thành viên chơi chung. Đối với một tựa game lớn với phong cách "hút máu" của các nhà phát hành có tên tuổi hay những game bạn phải mua bằng tiền thì không sao nhưng những game miễn phí thì thường sẽ có quảng cáo được chèn vào.
Những quảng cáo này theo thời gian sẽ tạo ra rất nhiều bản ghi bộ đệm dẫn đến đầy bộ nhớ điện thoại, không chỉ vậy nó còn yêu cầu bạn cấp các quyền truy cập vào điện thoại nhằm mục đích "lấy trộm" thông tin cá nhân mà bạn thiết lập trên điện thoại - kể cả mật khẩu và tài khoản ngân hàng mà bạn lưu trong danh bạ để bán cho bên thứ 3 hoặc cho những tổ chức xấu nhằm kiếm tiền.
Hoặc đơn giản hơn thì những game miễn phí này sẽ có những đoạn quảng cáo xuất hiện liên tục đầy hấp dẫn và nếu bạn bấm vào thì khả năng số tiền trong tài khoản (sim) của bạn đã được chuyển bớt sang cho chủ sở hữu ứng dụng này rồi.
2. Ứng dụng hỗ trợ sạc pin nhanh
Thật buồn cười khi có ai đó bảo với bạn rằng hãy cài ứng dụng sạc pin nhanh để giúp điện thoại của bạn nạp pin nhanh hơn khi sạc, tốt nhất bạn không nên cài hoặc hãy gỡ nó ngay khỏi máy bởi vì:
Điện thoại có thể sạc nhanh hay không thì phụ thuộc vào hệ điều hành và phần cứng của điện thoại, nói cách khác thì một chiếc smartphone sạc nhanh được khi có một phần cứng chịu trách nhiệm thay đổi hiệu điện thế hoặc cường độ dòng điện và sở hữu một hệ điều hành có chứa dòng lệnh (code) cho phép dòng điện có hiệu điện thế và cường độ dòng điện giống với phần cứng đi vào nạp cho pin.
Như vậy khi bạn cài các ứng dụng hỗ trợ sạc pin nhanh cho điện thoại thì mặc định bạn đã
"vác thêm rác" về nhà bởi chúng chỉ cho bạn xem thông số sạc pin chi tiết hơn mà không có ích lợi gì, nếu mà các ứng dụng này
"xịn " đến vậy thì người ta đã chẳng phải bỏ ra hơn 2 chục triệu để sắm chon Galaxy Note 10 Plus với khả năng
sạc siêu nhanh 45W...!!!
3. Ứng dụng Wifi miễn phí
Bạn phải nhớ rằng "chẳng ai cho không ai cái gì" cho nên nếu gặp những ứng dụng Wifi miễn phí thì hãy tránh xa bởi những ứng dụng này được quảng cáo là sẽ dò tìm những điểm phát Wifi miễn phí xung quanh bạn và tự động kết nối với nó hoặc cao siêu hơn là có thể "hack" được mật khẩu Wifi...
Nếu đó là ứng dụng quét những mạng Wifi miễn phí thì có thể nó sẽ kèm quảng cáo và chắc chắn sẽ gây khó chịu cho bạn, nhanh đầy bộ nhớ điện thoại hoặc lấy thông tin cá nhân, thẻ tín dụng của bạn và bán cho người khác. Còn nếu đó là ứng dụng hack mật khẩu thì chắc chắn nó sẽ bắt bạn phải mua bản Pro và thực tế khi mua xong thì...nó vẫn không thể hack được, bởi lẽ cơ chế bảo mật WPA-2 ở thời điểm hiện tại vẫn khá khó để bị bẻ khóa - nhất là với một ứng dụng đơn giản chỉ nặng vài chục MB như vậy.
4. Các ứng dụng chơi nhạc miễn phí của nhà phát hành không tên tuổi
Ứng dụng chơi nhạc hiện nay có rất nhiều nhưng những ứng dụng chất lượng lại chỉ đếm trên đầu ngón tay, một số ứng dụng nổi tiếng để bạn nghe nhạc như Zing MP3, Nhaccuatui, SoundCloud, Sportify... sẽ không có quảng cáo hay không yêu cầu truy cập thông tin cá nhân trên điện thoại của bạn.
Nhưng các ứng dụng kém tiếng kia thì khác, nó cũng giúp điện thoại của bạn chơi nhạc nhưng nó sẽ yêu cầu truy cập vào dữ liệu điện thoại của bạn, hơn nữa nó còn có quảng cáo đi kèm khiến bộ nhớ máy ngày càng nặng. Tệ hại hơn là một số người còn chèn các đoạn mã độc, virus vào trong ứng dụng và khi bạn cài đặt thì những người viết ứng dụng có thể biết được mọi thao tác trên điện thoại của bạn.
5. Những ứng dụng yêu cầu bật định vị GPS
Thời đại 4.0 Internet of Thing này thì kết nối Wiffi, 5G/LTE hay định vị GPS là vấn đề bình thường, thậm chí còn quan trọng đối với một thiết bị di động. Nhưng bạn nên lựa chọn những ứng dụng phù hợp để cài đặt, ví dụ với ứng dụng bản đồ bạn chỉ nên quan tâm đến Google Map của Google, Here WeGo của Nokia, Apple Map của táo khuyết hay ứng dụng chỉ đường Navigation của Sync hay ứng dụng Zalo, Facebook yêu cầu bật vị trí để bạn có thể tìm kiếm bạn bè xung quanh dễ dàng hơn.
Còn với những ứng dụng khác tốt nhất bạn không nên cài bởi nó vừa bắt truy cập vào bộ nhớ điện thoại và ghi các dữ liệu thừa khiến máy nhanh cạn bộ nhớ mà cũng vừa tiêu tốn pin của bạn do có thể tự động định vị trí mọi lúc ngoài sự kiểm soát của bạn.
6. Ứng dụng đòi cấp quyền thông tin cá nhân mới có thể hoạt động
Đây là những ứng dụng xấu không nên dùng bởi bạn có muốn cho phép ứng dụng truy cập vào tin nhắn, danh bạ...hay không thì nó vẫn phải sử dụng bình thường.
Còn với những ứng dụng tên tuổi lớn như Facebook, Zalo,... thì bạn có thể không cấp quyền cũng đươc, chỉ có điều khi bạn muốn truy cập vào các chức năng nâng cao của ứng dụng thì sẽ khó khăn hơn mà thôi.
7. Các ứng dụng rác ít sử dụng hoặc không sử dụng bao giờ
Đây là các ứng dụng mà bạn đã cài đặt nhưng hầu như không bao giờ động đến, vậy tại sao bạn không gỡ ra để đỡ tốn dung lượng máy và đỡ tốn pin vì các ứng dụng này vẫn chạy ngầm.
Trên đây là 7 loại ứng dụng bạn không nên cài hoặc gỡ ra khỏi điện thoại ngay lập tức bởi vì: bạn có bao giờ nghĩ những người viết ra ứng dụng kiếm tiền kiểu gì trong khi họ cho phép bạn tải về miễn phí trên cửa hàng ứng dụng chưa? Chính việc chèn quảng cáo hoặc ăn cắp dữ liệu người dùng khi yêu cầu cấp quyền mà họ bán thông tin của bạn để kiếm thêm thu nhập, đấy...sợ chưa???