0829.95.95.95 - 0829.31.3333 (8h30 - 18h00)
  Trang chủ Tin tức

Lý do camera smartphone có số chấm cao nhưng giá rẻ hơn máy ảnh?

Với sự phát triển mạnh mẽ về phần cứng điện thoại nên smartphone hiện nay sở hữu những cụm camera với độ phân giải rất cao...vậy chẳng lẽ đã đến lúc phải "vứt xó" chiếc máy ảnh rồi sao?

Có lẽ bạn đang thắc mắc tại sao rất nhiều smartphone hiện nay đang sở hữu những cụm camera lên tới 40MP, 48MP nhưng giá bán lại thấp hơn rất nhiều so với các máy ảnh chuyên nghiệp với độ phân giải chỉ 24MP, 30MP.

Bên cạnh đó thì smartphone còn sở hữu màn hình chất lượng cao, gọi điện, nhắn tin, truy cập internet,... thì chắc chắn chiếc máy ảnh cồng kềnh sẽ khó so bì.

Vậy tại sao dân chụp ảnh hay những người yêu thích chụp ảnh vẫn phải bỏ một số tiền lớn để sắm cho mình chiếc máy ảnh chuyên nghiệp và vẫn cố gắng giữ nó mà không chịu bán đi để mua smartphone?

Giá sản phẩm được định giá bởi kích thước cảm biến ảnh

Sự khác biệt lớn nhất giữa camera trên điện thoại và máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR. Mirrorless, Point & Shoot) là kích thước cảm biến hình ảnh, đây là thành phần gây tốn nhiều chi phí sản xuất nhất trong chiếc máy ảnh.

Trong khi điện thoại sở hữu cảm biến hình ảnh từ 1/4' đến 1/2.3" hay một số dòng cao cấp còn có cảm biến lớn hơn là 1/2" đến 1/1.7" thì máy ảnh lại có cảm biến Full-frame, APS-C hay 1 inch, nếu so sánh thì cảm biến hình ảnh của điện thoại có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với trên máy ảnh.


Các loại cảm biến này được cắt từ một tấm silicon lớn (wafer), 1 tấm như vậy chỉ có thể tạo ra được 24 cảm biến hình ảnh Full-frame và dư thừa khoảng 36% diện tích trống. Với cảm biến 1 inch thì tạo ra được 244 cảm biến hình ảnh và dư 12.6% diện tích trống. Tuy nhiên cũng với diện tích của tấm wafer đó chúng ta có tới 1200 cảm biến hình ảnh trên chiếc smartphone.

Một vấn đề nữa là lỗi, trong một lô cảm biến Full-frame thì có khoảng 10/24 chiếc bị lỗi, do vậy giá thành được nâng cao hơn rất nhiều (độ hiếm sẽ cao hơn), nhưng với lô cảm biến smartphone thì tỷ lệ lỗi chỉ khoảng 10/1200 thấp hơn rất nhiều nên giá thành cũng sẽ rẻ hơn (do sản xuất đại trà hơn).


Như vậy có thể thấy nếu cảm biến càng lớn thì kích thước các điểm ảnh cũng sẽ càng lớn và hình ảnh sẽ không có độ chi tiết và dễ bị vỡ hình hơn.

NHƯNG...

Độ phân giải lớn không hẳn đã cho chất lượng ảnh đẹp

Nếu coi độ phân giải là những con số và các nhà sản xuất có thể tăng nó tùy thích bằng cách thêm các đi-ốt (điểm ảnh) thu nhận ánh sáng vậy thì tại sao họ không sản xuất các cảm biến lên tới 100MP, 200MP, 1000MP để chụp rõ nét các vi sinh vật?

Điểm mấu chốt nằm ở mối liên hệ giữa kích thước cảm biến và độ phân giải!

Tức là, nếu thêm càng nhiều đi-ốt thì những điểm ảnh đó càng nhỏ đi dẫn đến độ nhạy sáng giảm đi nhiều. Như vậy, lượng sáng càng ít thì bức ảnh cuối sẽ càng tối từ đó dẫn đến việc máy phải sử dụng phần mềm để giúp nó sáng hơn, và điều này hay dẫn đến tình trạng nhiễu hạt và những lỗi khác.

Độ lớn của điểm ảnh cũng ảnh hưởng tới khả năng thu nhận màu sắc, trong khi các máy ảnh chuyên nghiệp có thể thu được 12 - 16 bit màu thì smartphone chỉ dùng lại 8 bit. Do đó các thiết bị smartphone sẽ cần phải nhờ đến các thuật toán của phần mềm để bù lại những khuyết điểm về độ sáng.


Chính vì thế khi thiết kế ra một cảm biến, các nhà sản xuất phải tìm cách cân bằng được độ phân giải và khả năng thu nhận ánh sáng của điểm ảnh để làm sao cho ra bức ảnh tốt nhất. Hiện nay, thị trường đã xuất hiện các máy ảnh có độ phân giải 40MP - 50MP, tuy nhiên hầu hết các nhiếp ảnh gia sẽ lựa chọn một cảm biến Full-frame hay APS-C độ phân giải 24MP - 30MP là đủ bởi nó vừa có độ nét tốt cho cả mục đích xem trên màn hình hay in ấn.

Vậy sản xuất ra những chiếc điện thoại với camera độ phân giải 40MP, 48MP để làm gì?

Bởi vì cách thức thiết kế cảm biến của chúng không giống với các loại máy ảnh khác, các cảm biến hình ảnh trên máy ảnh sử dụng bộ lọc màu Bayer với các mảng Xanh, Xanh dương, Đỏ đặt xem kẽ nhau giống dạng ma trận để thu nhận giá trị màu; trong khi đó trên các cảm biến hình ảnh trên smartphone thì dùng bộ lọc Qual-bayer với 4 điểm màu giống nhau nằm sát nhau.


Thực tế khi đi qua lớp Qual-bayer này thì cảm biến 40MP sẽ cho ảnh độ phân giải thực là 10MP còn 48MP sẽ cho ảnh 12MP, như vậy sẽ giúp chúng thu nhận được nhiều ánh sáng hơn trong bóng tối nhưng vẫn đảm bảo được độ nét (dù rằng thông số này chỉ nhỉnh hơn đôi chút so với cảm biến 10MP - 12MP thực).

 Vai trò của ống kính cũng rất quan trọng trong quá trình chụp ảnh

Để cho ra một bức ảnh đẹp thì không hề đơn giản, chất lượng hình ảnh không chỉ phụ thuộc vào cảm biến mà còn ảnh hưởng bởi khả năng thu nhận ánh sáng của ống kính phía trước. Một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp thường có khả năng thay đổi ống kính, có một số loại ống kính đắt tiền ngang với một chiếc smartphone cao cấp, chưa kể có một số loại còn có giá ngang với chiếc xe máy, ô tô đắt tiền.


Các loại ống kính này có các thành như: mặt kính chất lượng cao, được mài dũa chính xác và phủ các lớp tráng đắt tiền; vỏ ngoài chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và các motor phức tạp. Ngược lại thì smartphone chỉ có ống kính được làm bằng nhựa bởi các thành phần ống kính nhỏ thường rất khó làm và chi phí cao.

Dù có ống kính chất lượng cao nhưng máy ảnh chuyên nghiệp với cảm biến lớn cũng khó có thể đạt được độ nét hay độ phân giải mà hãng công bố, không có bất cứ ống kính nào hoàn hảo mà luôn luôn tồn tại sai số do đó chất lượng ảnh cuối cùng luôn bị ảnh hưởng nhất định. Và nó chính xác hơn khi nói về ống kính nhựa của điện thoại, với cảm biến nhỏ thì hầu như không có chiếc máy nào đạt độ phân giải 40MP hay 48MP thật cả.

Và đây cũng là lý do giải thích vì sao các dòng máy ảnh Point & Shoot qua nhiều đời máy đều không tăng độ phân giải mà chỉ sử dụng các cảm biến lớn và thay thế thiết kế ống kính nhưng luôn cho ra những bức ảnh chất lượng hơn hẳn.

Tham khảo: Internet

Nếu bạn muốn thay kính camera sau Galaxy S10 chính hãng giá rẻ tại Hà Nội thì hãy đến trực tiếp địa chỉ shop tại số 49 ngõ 131 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội
Ý kiến về: Lý do camera smartphone có số chấm cao nhưng giá rẻ hơn máy ảnh?
  Gọi ngay
  FB Chat
  Zalo Chat
  Địa chỉ
2
2
2